- Mở hành lý ra cho tôi xem có truyền đơn không!
Tôi dở khóc dở cười. Tự nghĩ, một bí thư đại đội như ông ta hình như không có quyền khám xét, nhưng cũng chẳng dám nói ra câu này. Nếu chọc tức ông ta chưa biết chừng sẽ bị quy tội hành nghề mê tìn dị đoan, thần quyền cũng nên. Tôi quỳ xuống mở va li bảo:
- Ông xem đi.
Trong vali của tôi chỉ toàn là quần áo thay đổi hàng ngày, giấy má cũng chẳng có lấy một tờ. Ông ta đến, lật lên lật xuống, thấy rõ tôi thực sự chẳng giống một kẻ tình nghi, mới ôn tồn hỏi:
- Đúng là đi tìm đồ cổ? Sao mà chẳng có đồ đạc gì?
Tôi nói:
- Tôi mới vào nghề, không dám tranh với các vị tiền bối, chỉ dám đến những nơi hẻo lánh để thử vận may.
Trịnh Bảo Xuân vỗ vỗ lên vai tôi:
- Cậu phải cẩn thận đấy, cái làng ấy nhiều thầy lắm ma lắm đó. Nếu không phải vì họ rất ít ra ngoài thì đại đội đã dùng biện pháp mạnh từ lâu rồi.
Ông ta chẳng nói ra sẽ dùng biện pháp gì, nhưng bỗng vươn thẳng lưng, lại hít hít cái vỏ hộp đựng chai rượu rồi nói tiếp:
- Phức tạp lắm, cái làng ấy phức tạp lắm, không tiện nói.
Tôi cảm thấy lạ, hỏi tiếp:
- Phức tạp lắm ư?
- Phải rồi, làng ấy hẻo lánh quá, nấp sâu trong xó xỉnh, đường lại xấu, chả được mấy hộ gia đình, chả biết đang làm cái chuyện gì, nghe nói kẻ đứng đầu là cái tay Liễu Văn Uyên gì đó.
- Liễu Văn Uyên?
Tôi buột miệng, Trịnh Bảo Xuân ngẩng phất đầu lên nhìn tôi với vẻ cảnh giác, hỏi lại:
- Cậu đã nghe nói về hắn?
Tôi hơi hối tiếc, không dễ nói lại, tôi chỉ thuận mồm nói thêm:
- Là nghe một người buôn đồ cổ đã đến đó nói, ông ta đã mua một mó đồ của Liễu Văn Uyên.
- Trương Bằng phải không? - Trịnh Xuân Bải hỏi lại. - Tay này cứ ít lâu lại đến đây một lần, hôm nay cũng mới đi, cậu làm ăn với hắn chứ?
Tôi móc bao thuốc đưa cho cậu hai và bí thư Trịnh, mỗi người một điếu và nói:
- Bí thư Trịnh, cái tay Trương Bằng đó thế nào?
Trịnh bảo Xuân cầm lấy điếu thuốc, vui vẻ đến mức không biết để chân tay vào chỗ nào, một tay ôm chai rượu, tay kia đưa điếu thuốc lên miệng, mắt cười, miệng nói:
- Ôi trời, tử tế quá...Cái tay Trương Bằng đó hả. người tốt đấy, lúc nào cũng mặc cái áo khoác, cứ gặp người là mời thuốc, rất lắm tiền, hổi này chắc phải sắm sửa, làm dáng rồi.
"Là cái tay buôn đồ cổ đó?" Tôi giật mình. Tôi không ngờ hắn cũng đến làng Xạ Công mà còn nhanh hơn tôi một bước. Y không bảo tôi là y cũng đến Xạ Công, có lẽ y nghi ngờ tôi đã nghe được tin tức gì đó nên mới đến làng đó kiếm đồ cổ và cố ý đi trước tôi. Chả trách sau khi thấy cái nhẫn của tôi, y trở nên lạnh lùng. Cùng nghề hay trở thành đối thủ, nghề buôn đồ cổ cũng không phải là ngoại lệ.
Trịnh Bảo Xuân rít lên hai hơi, liến thoắn nói về Trương Bằng.
- Tay đó năm nào cũng phải đến một lần, toàn đi mua những của rẻ tiền, người trên tỉnh thích những thứ đó lắm à? - Trời ơi! Thứ thuốc này của cậu hút ngon tuyệt.
Trong vali của tôi vẫn còn mấy bao, thấy ông ta tán dương, tôi vội vàng lấy ra hai bao đưa cho ông ta và cậu hai, mỗi người một bao:
- Đây là thuốc lá sản xuất ở chỗ tôi, các vị nếm thử đi, lần này vội, lần sau đến sẽ đem cho cho mỗi vị một cây.
Trịnh Bảo Xuân nhét bao thuốc vào túi rồi bỗng trở nên nhiệt tình, bảo với cậu hai rằng:
- Tam Hoạnh Vương, cậu đưa cậu này đến đến Xạ Công đi, chốc nữa tớ cho cậu bốc hàng nhiều hơn chút đỉnh.
Cậu hai có phần do dự:
- Đến Xạ Công?
Chưa dứt lời thì Trịnh Bảo Xuân đã nghiêm giọng:
- Cậu sợ cái gì? Đi mau đi, đi sớm về sớm, người ta từ xa đến đây đâu có dễ dàng.
Nhưng cái cậu hai đó vẫn rất do dự, tôi thấy rõ là anh ta có ý ngại đi nhưng không dám cưỡng lại. Tôi vội nói:
- Chẳng phải là chỉ còn chừng một dặm nữa sao?
- Ôi dào, thấy núi rồi mà chạy chết ngựa đó, một dặm đường cũng phải đ mất cả tiềng đồng hồ đấy.
Tôi cười:
- Dù sao thì tôi cũng chẳng vội, cứ đi từ từ là được rồi.
Bây giờ là khoàng hơn ba giờ chiều, trời có vẻ sắp mưa nhưng trong vòng một tiếng rưỡi chắc chưa thể mưa. Lang thanh một lát ở nơi hẻo lánh này có lẽ sẽ giúp tôi vơi bớt những chuyện không vui hàng ngày. Tôi chia tay họ và bắt đầu lên đường.
Vừa ra khỏi làng, bỗng thấy sau lưng có người gọi, tiếng gọi mỗi lúc một gần, rõ ràng là bằng thứ tiếng phổ thông không lấy gì làm chuẩn mực lắm. Tôi đứng lại, thấy cái cậu lái xe túc túc đang vừa vẫy tay vừa chạy tới. Tôi đứng đợi, anh ta chạy lại phía tôi, miệng thở hồng hộc, hai tay chổng lên hai đầu gối.
Tôi đợi anh ta bình thường trở lại rồi hỏi:
- Có chuyện gì thế?
Anh ta hít mấy hơi dài rồi hỏi:
- Anh định đến Xạ Công thật à?
Có vẻ như anh ta muốn nói điều gì đó, nhưng lại chỉ há hốc mồm như con cá heo, chẳng nói ra lời nào. Tôi lặng lẽ đợi anh ta nói, anh ta ngập ngừng chỉ hỏi:
- Anh thực sự là không làm chuyện mê tín chứ?
Anh ta chạy vội như thế, tôi cứ tưởng có chuyện gì quan trọng lắm muốn nói, vậy mà lại chỉ có một câu như vậy. Tôi cười:
- Thế tôi có giống như vậy không?
Anh ta cũng cười:
- Chẳng giống mấy. - Nhưng cái cưới thì gượng gạo. Đá cục đất trên đường, anh ta nói: - Nghe nói ngưới ở đó rất lỳ, họ cũng rất ít ra ngoài, nếu anh không có người quen thì hãy cẩn thận.
Tôi nói:
- Vâng, xin cám ơn!
Anh ta có vẻ muốn nói thêm điều gì đó, nhưng bỗng quay ngoắt, chạy lộn lại. Tôi nhìn theo bóng anh ta, lắc đầu rồi lại đi tiếp.
Tôi đi đôi giày du lịch, hợp với cuốc bộ đường dài. Tuy là nói vậy, nhưng mới đi được một đoạn đã cảm thấy chán. Con đướng ấy quanh quanh, co co, lên lên, xuống xuống. Vừa chui qua một khe núi lại phải leo lên một ngọn đồi. Một dặm đường này chắc là ước lượng trên bản đồ, còn thực tế có lẽ phải dài gấp đôi gấp ba.
Tôi lâu nay ít luyện tập, mới đi được nửa tiếng đã thấy mệt hết hơi, đầu bốc ra hơi nóng. Tôi nhặt một viên đá bên đường để ngồi lên, định hút một điếu thuốc rồi tính tiếp. Hòn đá lạnh buốt, vừa ngồi lên bỗng như có tiếng sấm nổ trên đầu. Tôi giật mình, ngẩng phất nhìn lên, chẳng ngờ vừa đưa mắt về phía chân trời thì toàn thân đã run lên.
Trời đất kiểu quái gì thế này?
Mặt trời đã ngã về tây. Trời nhiều mây phản chiếu nắng chiều đỏ rực một vùng. Mây trời tạo nên những hình thù quái dị, đang bốc lên cuồn cuộn thiên biến vạn hóa, phảng phất như có một bầy quái thú khổng lồ đang nấp trong các tầng mây. Bầy quái thú thương tích đầy mình đang giãy giụa tìm cách thoát ra.
Những đám mây đó, chúng đã không còn giống đám mây nữa rồi, trông lại càng giống một đàn côn trùng đỏ máu đang xúm xít lại với nhau thành đống làm cho ai trông thấy cũng phải dựng tóc gáy.
Lúc đó tuy đã là mùa mưa, nhưng còn chưa tới Kinh Chập ( tên gọi một trong hai mươi bốn ngày tiết trong năm theo lịch cổ truyền của TQ, ứng với 5.6 hoặc 7 tháng 3 dương lịch - ND), sao đã có sấm chớp? Tôi có chút hoang mang, nhìn ra xung quanh không biết phải làm gì. Trong hành lý của tôi có một chiếc ô, nhưng nếu trời mưa to thì chiếc ô này cũng không chống đỡ nổi.
Tôi xem xét ven đường, nuôi hy vọng tìm ra một cái hang núi hay một nơi nào đó có thể trú mưa. Nhưng nhìn mãi cũng chỉ thấy núi với rừng. Khi trời sấm chớp, không được đứng dưới gốc cây, tôi đã hiểu tình thế khó khăn. Kẹt ở nơi này, không gần làng cũng chẳng gần quán, quay lại thì không kịp nữa, đi tiếp thì chưa biết đến bao giờ mới tới nơi.
Tôi lại nhìn lên trời, những đám mây đỏ mỗi lúc thêm quái dị, đỏ thẫm đến mức ngã sang màu tím nhưng lại tối bầm, chẳng khác một miếng tiết lợn đã đông đặc.
Tôi không đoán chừng được khoảng bao lâu thì mưa rơi xuống. Chẳng hiểu tại sao khi nhìn cái ráng chiều đỏ màu máu đỏ tôi lại nghĩ rằng, nếu trời mưa thì nước mưa cũng sẽ đỏ rực. Trước cảnh hoàng hôn ập xuống, tôi cảm thấy một nỗi sợ mơ hồ, xách vội vali và chạy thục mạng.
Không rõ vì sao trong cơn hoảng hốt, lúc nào tôi cũng cảm thấy có một con quái thú đang bám đuổi sau mình. Trong lúc chạy nhanh, lồng ngực phập phồng không ngừng, dường như từng chút không khí đều bị ép, phát ra tiếng thở như tiếng đàn gió.
Bỗng chân tôi vấp phải một cái gì đấy, tôi lảo đảo, suýt ngã lộn. Tôi ngừng chạy, đặt vali xuống, đôi tay chống lên đầu gối thở gấp.
Trời bỗng tối sầm. Có lẽ lúc đó mới chỉ bốn giờ. Bình thường thì vào giờ này, trời còn sáng lắm, chưa đến giờ ăn cơm, nhưng ở đây, tất cả đều tối đen như mực, chẳng khác gì lúc nửa đêm. Thường thì phải qua một quá trình, trời mới tối hẳn. Nhưng lúc này, bầu trời như bị một chiêc thảm không lọt sáng trùm kín từ đầu đến chân. Xung quanh bỗng chốc tối như hũ nút. Tôi lại chạy thục mạng chẳng khác gì trong cơn ác mộng, đất dưới chân như cũng dần nhão ra, càng tạo cho người ta một cảm giác siêu thực, còn tôi thì mỗi lúc một hoang mang hơn.
Sao tôi lại ở đây?
Tôi không hiểu nổi mình. Tôi chỉ là kẻ lang thang không việc làm, thậm chí không bao giờ nghĩ đến đi du lịch vì thiếu tiền. Vậy mà sao tôi lại một mình đơn côi đến cái làng nhỏ hẻo lánh này? Rốt cuộc là nguyên nhân gì?
Mây trời đã dồn tụ tới mức có thể sập xuống bất cứ lúc nào, trong cái hoàn cảnh yêu dị đó, đầu óc tôi bỗng tỉnh táo tới mức không thể ngờ tới. Giống như hít vào một thứ khí nào đó, trạng thái tinh thần của tôi bỗng phấn khích, nhìn mọi vật thấy sáng sủa lên, bất luận là cây, cỏ, đá, gỗ, thậm chí là một chiếc lá rụng đều thấy sáng đến lóa mắt. Đúng ra, tôi nên ở lại cái thành phố nhỏ đầy bụi và tiếng ồn đó, hít thở cái không khí đầy huyền phù chứ không nên ở đây. Nhưng thực tế là tôi đã đến đây, cho dù mỗi gốc cây, ngọn cỏ chung quanh đều là chân thực nhưng bỗng chốc đem lại cho tôi một cảm giác không thực.
Nên về đi.
Tôi đột ngột dừng bước, ngây người ra nghĩ. Cho dù sẽ bị mưa làm cho ướt sũng cũng chỉ cần về được cái đại đội sản xuất ấy, ngồi uống rượu cùng với tay bí thư họ Trịnh có cái mũi nở ấy, chỉ ở đó mới là thực.
Nhưng lúc này tôi như đang chìm dưới đáy đầm lầy, cái bóng tối sâu thẳm ấy như một thứ keo dính, đặc sệt, bó chặt lấy tôi. Mọi cử động giơ tay, đưa chân đều làm cho tôi có cảm giác như không khớp với thực tế.
Tôi quyết định quay trở lại. Vừa quay đầu, tôi đã bị sững lại. Trời còn rét, cỏ chưa rậm, nhưng đã bắt đầu lún phún xanh non. Gió đã ngừng thổi, nhưng thảm cỏ vẫn nhấp nhô gợn sóng; đên lúc này tôi mới hiểu ra vì sao mà thứ thực vật này đem lại một cảm giác bình yên.
Chúng đang mọc lên!
Cây cỏ mọc lên, bản thân nó chẳng có gì đáng sợ. Nhưng khi chứng kiến được cây cỏ đang mọc lên bằng mắt thường thì nỗi sợ càng tăng. Như có con vật lớn đang trốn trong lòng đất, vươn những xúc tu nhỏ bé màu xanh ra ngoài, được sự vẫy gọi của sấm chớp kích thích bỗng rẽ đất chui ra, run rẫy vươn lên bầu trời, làm cho tôi bất giác liên tưởng tới những con đĩa đang rập rờn theo sóng nước.
Trời ơi!
Tự đáy lòng, tôi thầm kêu lên. Mãi đến lúc đó tôi mới hiểu ra vì sao Ôn Kiến Quốc rất ưa dùng hai tiếng đó. Thứ cỏ lớn lên theo từng giây, chẳng khác gì cuộn phim quay chậm rồi chiếu lên theo tốc độ thường. Không nhanh nhưng vẫn có thế thấy chúng đã vươn dài từng ly, từng ly một, từ từ phủ kín mặt đất.
Cảnhột cách ma quái. Lúc đó, thứ thực vật thường ít được chú ý này lại phát tiết ra sức mạnh của sự sống, sôi động và quái đản.
Mặt đường bị vùi kín. Có hai lối đi trong rừng, tôi chọn lối đi chưa có người bước qua. Một thoáng u uất mơ hổ bỗng làm tôi sững lại. Không nhớ thời gian qua đi bao lâu, một ánh chớp lóe lên làm tôi tỉnh lại, người bất giác run lên.
Con đường đã biến mất.
Con đường mà tôi đã đi khi mới đến đây đã bị cỏ phủ kín. Ngoảnh đầu nhìn lại, chỉ còn thấy những ngọn cỏ điên dại đang tiếp tục vươn dài, trông rất giống những con bọ xanh đang oằn oại. Tôi lùi một bước. Nhưng đám cỏ kia vẫn tiếp tục tràn tới như lửa rừng và tiếp tục vươn tới, thậm chí có mấy ngọn còn chui cả vào ống quần của tôi. Tôi nhận thấy chúng đang tiếp tục vươn cao với tốc độ kinh người, nhẹ nhàng chà xát lên da tôi, gây cảm giác ngứa giống như ngón tay người chết.
Không đến mức quá khó chịu nhưng tôi cảm thấy rất ghét, mặc dù đó chỉ là những ngọn cỏ, và chính tôi cũng biết đó chỉ là những ngọn cỏ.
Những chuyện sau đó, tôi không còn biết rõ. Mãi cho đến khi bị những giọt nước từ trên trời rơi xuống đánh thức, tôi mới phát hiện ra mình đang chạy dưới gốc cây lớn, thở phì phò. Trí nhớ trở thành mớ hỗn độn không lần ra đầu mối, tôi loáng thoáng nhớ ra là mình vừa mở to mồm nhưng có phát ra tiếng kêu la hay không thì tôi không biết. Vài giây sau, tôi đã xoay người một cách bản năng, điên dại phóng về phía trước.
Đây là ác mộng, là ma ám, tôi sẽ tỉnh ngay thôi.
Tôi cúi đầu tự nhủ, nhưng mưa vẫn lạnh lùng tuôn xuống làm ướt đẫm quần áo, đem đến cái lạnh thấu xương. Nếu đây là ác mộng thì quả thực là cơn ác mộng đáng sợ nhất, bởi thực tại lại quá chân thực.
Mộng mị chăng? Đúng thế rồi. Tôi vẫn bướng bỉnh tự nhủ, có lẽ là tôi đang nằm trên giường, nửa đêm đạp tung chăn nên mới cảm thấy lạnh đến thế. Không lâu sau, tôi bị cái lạnh đánh thức rồi mặc quần áo, xuống nhà ăn sáng, bắt xe buýt đi làm, biên tập số báo mới chi Truyền Kỳ Đại Quan. Bởi vậy, đây nhất định là mộng mị; một người bình thường tuyệt đối không thể nổi máu tham, chỉ vì một bức tượng Phật bằng vàng ròng mà lao tới cái xó xỉnh hẻo lánh này.
Là mộng mị, tôi lẩm bẩm, rập rờn như bướm lượm, khi tỉnh dậy không còn biết là trong giấc mơ, bướm biến thành Trng Chu hay Trang Chu biến thành bướm. Lần đầu đọc câu chuyện chẳng có giá trị giáo dục này, tôi cảm thấy bị mê hoặc; đến tận bây giờ vẫn thế.
Tôi mong rằng đây là giấc mộng, nhưng nó là một phần trong cuộc sống thực của tôi lúc này. Liệu những thứ tôi biên tập cho Truyền Kỳ Đại Quan cũng đều là mộng? Còn tôi, lẽ nào lại chính là những con sâu đã gặm no lá cây và đang ngủ ngon trong khu rừng nào đó?
Tôi xoa xoa lên mặt, chùi sạch cả nước mưa và nước mắt. Dù có phải là mộng mị hay không, lúc này tôi chỉ còn thấy lạnh, cô đơn và hơi đói bụng. Tôi ngẩng đầu. Cuộc chạy như điên dại vừa rồi làm cho tôi không biết mình đang ở đâu, khắp nơi đều là cây cỏ màu xanh đậm, vì trời càng u ám, lại đang mưa, tôi không còn trông thấy chúng đang mọc nữa nhưng vẫn còn nghe thấy tiếng rì rào vươn lên của những cây cỏ ấy, ướt đẫm, như những con bướm chui ra khỏi bùn.
Tiếng rì rào mỗi lúc một to, át cả tiếng mưa rơi, như có những chiếc đinh mảnh mai lấp đầy lỗ tai tôi; gây nên một cơn đau nhói trong tai.
Quá ư là không thực, trời ơi, chuyện này quả là không thực.
Tôi bị vấp vào hòn đá, ngã sóng xoài xuống đất, chỉ còn kịp nghĩ được như vậy. Phía trước có một quãng sáng khi tỏ khi mờ, nhưng chẳng nhìn được là cái gì.
Tôi cố gắng mở to mắt, cứ ngỡ khó làm nhưng hóa ra lại mở to được ngay. Một quầng sáng tràn ngay vào mắt.
Không chói mắt, nhưng vửa thấy luồng sáng đó, thoáng chốc, tôi đã chẳng trông thấy gì nữa. Thoáng chốc, cảm giác lóa mắt đã qua đi rất nhanh, tôi lại thích ứng được ngay.
Đó là một ngọn đèn dầu. Không rõ được thắp bằng loại dầu gì, có lẽ là dầu ma dút vì tôi ngửi thấy cái mùi đặc biệt của nó. Trong sự ngỡ ngàng, tôi lại nhớ đến lần mẹ tôi nấu cháo cho tôi trên bếp dầu ma dút hồi tôi còn bé. Thời ấy thường hay mất điện, buổi tối, khi lò than tổ ong đã tắt, muốn đun nấu gì đó đều phải dùng bếp dầu ma dút. Mỗi khi mất điện, mẹ tôi lại bê bếp dầu ra, mở nắp, châm lửa, dùng bếp thay đèn. Tôi ngồi bên bếp làm bài tập ở nhà. Đã bao năm trôi qua, kỷ niệm chỉ còn là dĩ vãng.
Nghĩ đến thời gian, tôi lại sững sờ. Hai mươi năm, gần ba mươi năm rồi. Một thoáng chua xót trong lòng; những hồi ức xa xưa bỗng như cặn, lắng cuộn lên từ đáy nước, trào trong lòng tôi rõ mồm một. Cứ ngỡ chỉ vươn tay ra là có thể sờ mái tóc bạc của mẹ.
Tôi chết rồi chăng? Tôi đang nghĩ ngợi mông lung, bỗng nghe thấy tiếng ai đó gọi, nói thì thào. Giọng nói già nua, phát âm cổ quái cứ như không phải là tiếng Trung. Lúc đó tôi tưởng mình mị hoặc là đã rơi vào một không gian kỳ ảo khác. Nhưng giọng một người con gái nhẹ nhàng đã làm vỡ ảo giác của tôi:
- Bà ơi, người này tỉnh rồi.
Tôi chống tay nửa ngồi trở lại, thần trí lại nhập về với thân tôi. Tôi đang nằm trên chiếc giường ván gỗ cũ kỹ, cũng chẳng có khung, chỉ dùng hai cbiếc ghế dài kê lên thành giường. Một chiếc chăn cũ đắp lên mình tôi, khá sạch sẽ.
Quần áo ngoài của tôi đã được cởi bỏ nhưng đồ lót vẫn còn nguyên, có lẽ bởi bé gái đó ngượng không dám lột hết cho tôi.
Thật giống với chuyện tình lãng mạn, tôi thầm nghĩ, một thôn nữ xinh đẹp đã cứu sống tôi. Nhưng khi nhìn thấy cô bé đó, những ảo vọng bỗng tan thành mây khói.
Đó đúng là một thiếu nữ, cho dù quần áo trên người cũ kỹ, vá víu mấy chỗ, nhưng vẫn là quần áo thiếu nữ, chỉ có điều khác với mong ước của tôi, cô ấu cực kỳ xấu xí.
Thấy tôi tỉnh lại, cô ả vội vàng kêu lên:
- Anh tỉnh rồi?
Ả nói bằng thứ tiếng phổ thông không chuẩn. Tôi cảm thấy may mắn vì ả biết nói tiếng phổ thông, còn thứ tiếng mà bà già nói thì quả thực còn khó hiểu hơn cả tiếng nước ngoài. Tôi ngồi thẳng lên, giọng yếu ớt:
- Là cô cứu tôi sao? Đây là đâu? Tôi đã làm gì?
Da mặt ả vừa đen vừa ráp, nhưng giọng nói lại rất dịu dàng, hoàn toàn trái ngược với nhan sắc. Nghe tôi nói, mặt ả lại càng đen hơn, có lẽ là đã đỏ lên thì phải, ả cúi xuống nói:
- Anh ngã trên mặt đất, đi cắt cỏ lợn về, thấy anh thì đưa về đây. Anh cứ ngất mãi... Đồng chí ạ, đây là làng Xạ Công.
Cách gọi này có lẽ là bắt chước những bộ phim cũ , được nói ra một cách cứng ngắt. Tôi cứ ngỡ, làng Xạ Công khép kín với bên ngoài, không ngờ vẫn có những mối giao lưu
Tôi cười miễn cưỡng:
- Tôi không sao chứ?
- Chẳng sao cả. - Ả mở to mắt nhìn tôi. - Quần áo của anh ở đây, đã hong khô cả rồi, anh khỏe rồi chứ ?
Tuy chưa được thấy con người này, nhưng y đã làm cho tôi cảm thấy thần bí và bất trắc. Tôi trầm ngâm, xỏ chân vào giày, bước xuống đất. Khi vấp ngã bất tỉnh, có thể tôi đã bị thương, nhưng bước đi, tôi không hề thấy khó chịu, xem ra cũng chẳng có chuyện gì nghiêm trọng. Cô ả thấy tôi bước xuống, lấy ra từ lồng ủ cơm một âu có nắp đậy:
- Còn khỏe chứ, húp tí cháo đi.
Lồng ủ cơm được bện bằng cỏ, giống kiểu người dân quê tôi vẫn dùng thời xa xưa. Cái lồng ủ cơm này rất thô kệch, tối màu, có lẽ đã dùng từ lâu lắm rồi, nhưng được cọ rửa rất sạch sẽ, nắp đậy khít, vẫn có luồng hơi nóng xì ra. Ả mở nắp, bên trong đầy ắp thứ cháo trắng muốt, có lẽ đã được nấu từ lâu, bề mặt phủ một lớp màng dày. Ả múc cho tôi một bát, lại lấy ra một lọ ớt dầm, miệng nói:
- Cho anh này.
Cháo rất thơm, tôi đón lấy bát cháo đang định húp, ngẩng mặt lên:
- À phải, tôi tên Tần Thành Khang, cứ gọi là A Khang. Vẫn chưa biết xưng hô với cô thế nào?
Ả khẽ cười:
- Gọi tôi là Tử Lam là được rồi.
Tôi cứ ngỡ là sẽ nghe thấy một cái tên đại loại như Xuân Hoa, Chiêu Đệ... Không ngờ ả mang cái tên đẹp thế này. Tôi lại ngây ra.
Ả ta hỏi:
- Sao cơ, cái tên này dở hơi à?
Người không đẹp, dù có mang cái tên danh gia vọng tộc trong tiểu thuyết ái tình thì vẫn cứ không đẹp. Nhưng lúc đó ả ta cũng đã lộ ra cai thần sắc rất chuẩn của một thiếu nữ. Tôi nói với nụ cười cay đắng:
- Chẳng phải là dở hơi mà rất hay. Thế ai đặt tên cho cô?
Nét mặt Tử Lam sa sầm:
- Là Liễu Văn Uyên.
Cứ nhắc đến Liễu Văn Uyên là ả ta lại kêu đủ họ tên. Giọng điệu cho thấy Liễu văn Uyên phải là bề trên đến mấy đời. Tôi lấy làm lạ hỏi:
- Cô hình như không thích Liễu Văn Uyên?
- Không thích, cả làng không ai thích.
Liễu văn Uyên là người cao tuổi trong làng, lý ra phải được kính trọng nhất, nhưng theo lời Tử Lam thì ngược lại. Như thế có nghĩa là thế nào?
- Anh ăn đi, ăn đi.
Thực ra tôi không dám ăn ớt, còn dân Hồ Nam thì nổi danh về chuyện đó. Cái thứ ớt muối này, chắc hẳn phải cay là lưỡi, tôi đang định từ chối, Tử Lam bỗng tiếp thêm một câu:
- Tôi muối đấy, anh nếm thử xem có ngon không?
Vẻ chờ đợi hiện rõ trong mắt ả, tôi cảm thấy không ăn thì có lỗi với thiện chí của ả. Tôi gắp lấy một quả nhỏ, bỏ vào mồm. Cứ tưởng là vị giác đã hết nhạy cảm, ăn thứ gì cũng chẳng có cảm giác ngon, nhưng tôi vừa cắn một cái đã cảm thấy như bị ai phang một gậy vào sau gáy, nước mắt nước mũi traò ra. Tất nhiên là không do cảm động mà chỉ vì cay. Thứ ớt này vừa mặn vừa cay, thậm chí chẳng phải là thức ăn nữa mà như thứ cây đầy gai, đám gai nhọn của nó móc vào lưỡi và hàm trên của tôi rồi gãy luôn trong đó. Chẳng khác một cục lửa, trong đó có những tia bật từ que hàn điện, bung ra trong miệng tôi:
"Ôi" Tôi rên rỉ húp vội một lớp cháo. Cháo còn rất nóng, tôi định làm cho miệng đỡ cay, nào ngờ lại tưới thêm dầu vào lửa. Cay quá thành đau, lúc đó miệng tôi tê dại đến mức có thể nhổ răng mà không cần tiêm thuốc tê. Tôi bưng lấy miệng rên rỉ. Bộ dạng đó có vẻ rất hài hước. Tử Lam và bà của ả đều bật cười. Ả lấy một cái hộp ở gần đó, bên trong là thứ nước không màu sắc. Ả rót một bát đưa tôi:
- Uống đi.
Tôi sợ ả lại rót cho một thứ rượu mạnh gì đó, hàm hồ hỏi lại:
- Là cái gì thế ?
- Nước đây, nước tôi vừa cõng dưới suối về.
Tôi cầm lấy bát nước, uống một hơi hết sạch. thứ nước này mát đến tận ruột non, ruột già. Uống xong ngụm nước, quả thực rất dễ chịu, cảm giác cay đã được ép xuống. Đến lúc đó tôi mới phát hiện ra, ngoài cảm giác cay, loại ớt ấy còn có vị ngọt rất lạ mà chỉ rau cỏ miền núi mới có.
Đó phải chăng là dư vị của ớt muối? Đáng tiếc là với kiểu người không quen ăn ớt như tôi, quả thực là không thể thưởng thức được cái ngon của ớt muối. Tôi lau miệng rồi xin:
- Rót cho tôi thêm một bát nước nữa đi.
Tử Lam nén cười, lại rót một bát nữa cho tôi. Tôi đón lấy, uống cạn một hơi, thở dài một cái mà rằng:
- Thứ nước này ngon quá. Tử Lam, cô thường lên núi cõng nước về sao?
- Nước trong làng không uống được. - Tử Lam thấy tôi uống hết bèn lấy lại cái bát, nói tiếp. - Nước lạnh không được uống quá nhiều, làm hỏng người đấy.
Tuy ả không đẹp, nhưng giọng nói nhỏ nhẹ, ôn tồn, dưới ánh đàn dầu khi mờ khi tỏ, tôi bỗng cảm thấy khuôn mặt bình thản chẳng có gì hấp dẫn, thậm chí còn vẹo vọ ấy trở nên bắt mắt hơn nhiều. Tôi hơi ngẩn người trong chốc lát.