Lại nói, vùng Hoàng Thiên Đăng, đường thủy đan xen chằng chịt, lau lách trải rộng hàng vạn khoảng, đất rộng, dân thưa. Xưa nay là sào huyệt ẩn náu cảu đám hảo hán lục lâm chuyên chặn đường cướp của, mai phục giết người. Không biết khách qua lại đã bị giết oan vì vậy âm khí trong đầm rất nặng.
Lời tác giả: Năm xưa, khi ngôi mộ tướng quân ở Mộ Nhạn bị chìm xuống đáy nước, miếu thờ đổ nát thi thể của vị tướng quân nọ bị My Động Lăng Ngư nuốt vào bụng. Nhưng đó là di cốt của bậc anh hùng thời xưa, trên người lại mặc bộ áo giáp hộ thân quý báu, có thể tránh được lửa nên đã tạo thành một vầng khí sáng vô hình, vô chất dày đặc, bao xung quanh. Vì vậy, dẫu nằm trong bụng cá, xương thịt đã rữa nát hết nhung bộ xương mặc giáp trụ vẫn không hề bị tiêu hóa.
Con My Độn Lăng Ngư hết sức tham ăn, lúc ấy chỉ mong nuốt đầy bầy Âm Thử Tinh dang bơi dưới nước, nhưng bộ xương nọ choáng hết chỗ trong khoang bụng nên nó khó lòng ăn cho sung sướng, đành phải hộc ra khỏi dạ dày. Chỉ thấy nước đne vọt ra cuồn cuộn trong miệng con My Động Lăng Ngư, một bộ xương còn mặc nguyên khôi giáp được phun ra, trắng nhơn nhởn, ướt đầm đìa. Trên cái đầu lâu, hai hốc mắt sâu thẳm như cái lỗ đen vô thần nhìn thẳng lên không trung. Bộ xương được bộ giáp báu nâng đỡ, cứ thế dập dềnh trôi nổi trên mặt nước.
Trong Miêu Tiên từ, Lâm Trung Lão Quỷ đã từng mách bảo Trương Tiểu Biện rằng:” Chỉ cần ngươi trông thấy Bạch Cốt tướng quân trên mặt nước thì Nhạn doanh nhất định đại phá đưuọc Việt khấu”, các tình tiết cụ thể hơn thì chẳng nói một chút nào.
Trương Tiểu Biện nghĩ đến vỡ óc cũng không đóan được chỗ ảo diệu bên trong. Tuy hắn rất tin tưởng vào chuyện đó nhưng khi chuẩn bị đánh trận tới nơi thì lòng lại thấp thỏm không yên, thầm chửi đổng rằng:” Con bà thối tha nhà nó chứ, trông cái bộ xương to trong Mộ Nhạn này tuy hồi còn sống chắc oai phong lắm nhưng bây giờ chẳng qua chỉ là một đống xương vô tri vô giác mà thôi, làm sao chỉ nhờ vào nó mà thắng trận được? Thằng cha Lâm Trung Lão Quỷ không biết uống nhầm thuốc gì nữa? Nhỡ lão ta nhất thời hồ đồ tính nhầm, bày kế cho ta, chẳng hóa ra liên lụy đến cái mạng nhỏ Trương Tam gia này phải chịu chết ở đây hay sao?”
Đang lúc nghĩ ngợi lung tung, bỗng một trận gió âm thấu xương thẩu đối. trận gió này không phải tầm thường. thật là: cuốn dậy đất bằng nơi Địa ngục, thổi tung bụi núi Phong Đô, trong phút chốc, đất trời biến sắc, mây mù đều tan. Trương Tiểu Biện toàn thân rét run lên, nhìn vào mặt nước thấy cả con My Động Lăng Ngư lẫn bộ xương trắng của vị tướng quân đều đã chìm xuống đấy nước, chỉ còn lại đàn chuột cống đang nhào nhào cướp đường bộ chạy trên dưới chân đê.
Nhạn Linh Nhi thấy mây mù tan hết, không dám chậm trễ, vội vã lật lại cái bè vừa bị úp trên mặt nước, kéo Trương Tiểu Biện và Tôn Đại Ma Tử lẩn vào trong đám lau sậy để hội hợp với cánh lính dõng Nhạn doanh đang mai phục gần đó.
Trương Tiểu Biện rạp trên bè, trong lòng chợt thấy hồ nghi không thôi, không hiểu bộ xướng của vị tướng quân vùi thân dưới đáy nước có tác dụng gì. Hắn đâu có biết rằng, bộ giáp báu mặc trên bộ xương vốn là một cổ vật đã từng trải qua nhiều chinh chiến, sát khí tích tụ trên đó rất nặng, thêm vào đó, nghìn năm nay không phơi ra trước ánh sáng mặt trời, lần này xuất hiện khiến trong khoảng khắc, gió âm nổi dậy, thổi cho hàng vận bông lau lay động, lại khiến cho đám mây mù mỏng manh đang che phủ Hoàng Thiên Đăng bị cuốn sạch đi, làm tiêu tan hết sát khí. Bộ bảo giáp sau đó tàn thành từng mảnh vụn rồi cùng bộ xương chìm xuống đáy nước Mộ Nhạn.
Trận gió đến đi quá nhanh nhưng đó là then chốt thành bại của việc quân, ảnh hưởng vô cùng lớn lao. Thơ cổ có lời rằng:” Gió đông chẳng mến Chu Lang; Thi dài Đồng Tước đã giam hai Kiều” Đó là thời Tam Quốc giai đoạn Hậu Hán, trước khi nổ ra trận Xích Bích, nếu không có hiện tượng cá trạch đào hang báo hiệu có gió đông thì những khổ nhục kế, liên hoàn kế, phân gián kế dẫu tinh vi đến mấy cũng vứt đi. Nhược bằng Vũ hầu Gia Cát Lượng không mượn được gió Đong thì làm gì có trận hỏa thiêu liên hoàn của quân Tào? Chính vì vậy, có một bài tán, tán tụng riêng về cái hay của gió trời rằng:”
Bộ giáp báu dưới đáy Mộ Nhạn làm dậy lên một trận gió âm thì có liên quan gì đến việc Nhạn doanh mai phục trong Hoàng Thiên Đăng? Số là, Việt khấu khởi binh đánh thành Linh CHâu, dụng quân lâu ngày mà chẳng nên công cán gì, lại thêm bốn phía nước lụt dâng cao, lương thảo cnaj kiệt khiến lòng quân hoảng loạn, đành phải nhân lúc mưa ngừng để vội vã rút lui.
Nhưng đường cái quan phần lớn đã bị lũ lụt làm sạt lở, nhiều nơi hoàn toàn không có đường để đi, chổ duy nhất đủ để cho đâị quân vyowtj qua là Hoàng Thiên Đăng. Đại đội người ngựa quân Thái Bình cuốn cờ im tiếng, rút lui trong đêm, vòng vèo quanh co đi theo đường núi, lục tục đến bờ đầm thì đội ngũ đã không được chỉnh tề, người nào nguwofi nấy lê bước uể oải. trời tảng sáng, trong đầm chỉ thấy toàn là mây mù mỏng che phủ, im lặng đến lạ lùng.
Thủ lĩnh quân Thái Bình là người từng trải sa trường, hiểu rõ binh cơ, lại cực kỳ đa nghi, nhìn động tĩnh mà đoán được tình hình. Hắn tuy biết xung quanh Linh Châu không có đội quan binh nào lớn nhưng khi tới đây, thấy đám mây mù trong Hoàng Thiên Đăng có ẩn náu sát cơ, liệu chừng nơi đây rất nguy hiểm, nhất thời không dám khinh suất đi vào, định phái thám tử dò la tìm đường khác.
Ngay lúc ấy, bỗng thấy trong đầm xuất hiện rất nhiều chuột chạy vọt qua bên cạnh, trốn vào vùng đất hoang, đồng thời , giữa khoảng trời đất lại xuất hiện gió mạnh cuốn tới, quét sạch mây mù, viên thủ lĩnh quân Thái Bình thấy thế liền lập tức trấn tĩnh trở lại. Hắn hiểu rõ, loài chuột nước vốn sợ người, thấy người ắt sẽ chui vào hang, chúng chạy lung tung khắp nơi thế này, nhất định trong Hoàng Thiên Đăng không có phục binh, chắc chỉ là trái gió trở trời nên mới như thế mà thôi. Hơn nữa, bụi bặm, mây mù đã hơi tan, hắn sợ chậm trễ sẽ bị lạc đường, thầm tính toán rằng, nếu bên trong có vài tên thảo khấu, cướp cạn đang ẩn nấp thì cũng chẳng dám xông vào đại đội người ngựa của ta, trừ phi chúng chán sống.
Thêm vào đó, vất vả hành quân đã trọn một đêm, sĩ tốt đều mệt mỏi, vì vậy, quân Thái Bình trở nên sơ suất, chẳng thèm phái thám tử đi trước dò đường, từng đợt cứ thế chen nhau tiến lên, men theo các bờ đê chuột để đi vào vùng lau lách rậm rạp. Đoàn quân dày đặc, nối đuôi nhau như một con rắn dài, thấy đầu không thấy đuôi, đi xuyên qua Hoàng Thiên Đăng, chầm chậm đi xuôi về phía Nam.
Trung quân đã trảy vào vùng giữa đầm, đang hớt hải đi vỗng nghe thấy một tiếng còi nhạn thê lương vút lên lanh lảnh như xé toạc cả không gian mờ mịt. tiếng còi chưa dứt, đã thấy có vô số bè nhạn xuất hiên ở trong đám lau sậy ở bốn phương tám hướng. Các bè nhạn phía trên có đặt thổ pháo, lại có nhiều lính dõng giơ súng nhất tề bắ thẳng vào đám quân Thái Bình vốn không chút phòng bị trên thân đê.
Trong phút chốc,tiếng pháo, tiếng súng nổ vang trời nhức óc. Trong đầm, khói súng mù mịt, máu thịt tung tóe. Tướng sĩ quân Thía Bình không kịp đề phòng, đến nằm mơ cũng không tưởng tượng nổi trong đầm lại có quân Thanh, vả lại trông tình hình thì không phải là một cánh quân nhỏ. Các bè nhạn thoắt ẩn thoắt hiện trong đám lau sậy um tùm, không rõ có bao nhiêu quan quân nữa.
Hơn nữa, khí quân Thái Bình trảy qua lại bày thành trận trường xà hình chữ nhất, khi đột ngột bị đánh vào khúc giữa thì người ngựa ở đầu đuổi không kịp tiếp ứng lẫn nhau, thêm vào đó, trong lúc lòng quân đang không yên lại đột ngột bị tấn công trên bờ đê chuột chật hẹp, binh lính chen chúc, người chạm người dẫm đạp lên nhau, ngựa đụng ngựa thảy nằm đầy đất. Cả đại đội người ngựa hỗn loạn, súng giương lên mà không bắn được một phát nào.
Trong khi đó, nhạn doanh đã chuẩn bị mai phục từ lâu, đúng là một bên ở ngoài sáng, một bên trong bóng tối, cứ một loạt súng nổ lên là quân Thái Bình đổ rạp một mảng người, số lính bị giết quá nhiều, các thi thể rơi xuống nước nhuốm đỏ cả mặt hồ.
Cánh quân Thái Bình vây công thành Linh Châu, phần lớn là tù binh và dân chạy loạn, mười phần thì có đến bảy phần là quân ô hipwj, vừa bị tấn công là lập tức hoảng loạn tan vỡ. Quân lính không biết đầm lầy nông sâu thế nào, hàng vạn người cứ nhè vào chỗ vũng nước không có quan quân bắn giết mà lao tới, cũng không có ít người đua nhau nhảy xuống nước chạy trốn, tướng lĩnh cầm đầu hô hoán cũng không ngăn cấm được, đành phải rút dao chém ngã mấy tên lính bỏ trốn. Thế nhưng, quân thua như núi lở, hò hết thế nào cũng không cản nổi.
Nhạn doanh đã chuẩn bị rất nhiều tầm vông vừa dài vừa nhọn, khiến đối phương muốn cận chiến cũng không được, bầy giờ, từng đàn, từng đàn tầm võng đâm ra khiến quân Thái Bình không thể chống đỡ. Trông thấy thế trận cảu việt khấu đã đại loạn, lính dõng liền đuổi theo truy sát, thi nhau đâm nhầu khắp nơi, quân Thái Bình rơi xuống nước đầu bị đâm chết, số còn lại chết đuối trong đầm nước không biết bao nhiêu mà kể, tử thi trôi nổi khắp nơi.
Chỉ duy nhất có cánh trung quân ở gần vùng Mộ Nhạn vốn là quân tinh nhuệ từ các doanh cũ ở Việt Tây là chưa tan vỡ. Các tướng lĩnh quân Thái Bình hiểu rằng nếu không thể mở một đường máu phá vây ra khỏi đầm thì toàn quân sẽ bị tiêu diệt, vì vậy mặc cho binh sĩ tử thương nghiêm trọng, các tướng vẫn chỉ huy những quân sĩ còn sống sót chất thi thể đồng bọn bị thương vong thành đống để ngăn làn đạn đang oanh kích liên tục, đồng thời đem súng ống, tên nỏ bắn trả, liều chết chống giữ không lui.
Lính dõng, nhạn dân và dám mãi lộ mai phục xung quanh đánh đuổi toàn quân Việt khấu tan tác xong mới phát hiện ra, cả vùng Hoàng Thiên Đăng, chỉ còn một dải Mộ Nhạn còn đang ác chiến kịch liệt, liền huýt còi nhạn liên tục, tụ tập người ngựa từ bốn phương tám hướng đồng loạt đánh tới. Nhạn doanh tuy kiêu dũng thiện chiến nhưng gặp phải đội quân tinh nhuệ của Việt khấu thì cũng khó lòng chiếm được thế thắng. Bấy giờ, quân đổi quân, tướng chạm tướng, mở ra một trường huyết chiến sống còn. Chỉ thấy đao thương vung lên, kiếm kích ngang dọc, hễ một đao, xả vai đứt lưng, trúng một thương, đầu vỡ thân rời, đón phải kiếm, yết hầu đoạn khí, xuyên vào kích, bụng rách máu rơi. Chém giết đến nỗi thây chất như nuism màu chảy thành sông, thật đúng là:” Gặp đối thủ khó phân cao thấp; Chạm kẻ tài khó định được thua”
Lúc ở thành Linh Châu, Trương Tiểu Biện nhiều lần thấy cảnh chém giết trên chiến trường nhưng chưa từng thấy trận nào thảm khốc như trận này. Trông thấy huynh đệ Nhạn doanh tử thương vô số, hắn cũng không khỏi nghiến răng mắm lợi, mắt vằn đỏ tia máu. Chính lúc hai bên chưa phân định thắng thua, mọi người thấy xa xa trong trận của Việt khấu có một người cao lớn, râu tóc dài thượt, tuổi chừng trên dưới bốn mươi, cưỡi một con ngựa cao, mặc hoàng bào gấm thêu, dắt bảo kiếm và súng tây, ung dung chỉ huy sĩ tốt, vây xung quanh là mấy chục quân sĩ giơ thuẫn bài hộ vệ xung quanh, xem phục sức và khí phách của hắn đều rất phi phàm, liệu chừng là ngụy vương đầu sỏ của quân giặc.
Nhạn Linh Nhi đánh Việt khấu đã lâu, biết rõ lối phục sức của ngụy vương, liền trỏ tay nói:” Tên giặc đó nhất định là Chiếm Thiên hầu cầm quân của Việt khấu”. Nói đoạn, cô giương loan cung đầu nhạn, lắp tên đuôi nhạn, rồi cung giương như trăng ngày rằm, tên bay như ánh sao băng, miệng hô:” Trúng này!” một mũi tên bay vụt ra, xuyên qua đúng khe thuẫn bài, bắn Chiếm Thiên hầu ngã ngay xuống đất. thấy chủ tướng trận vong, thế quân của Thái Bình lập tức đại loạn, binh lính không còn lòng ham đánh nữa.
Nhạn Bái Lý Tứ thấy thủ lĩnh Việt khấu ngã ngựa, biết thời cơ đã đến liền rúc còi nhạn u u. Lính dõng Nhạn doanh nghe thấy hồi lệnh đều rút phắt Nhạn linh đao cầm trên tay, ồ ạt xông lên, đẩy đổ đám thi thể chất như núi, xả thân thâm nhập vào quân địch, vung đao chém giết.
Thanh Nhạn linh đao có thân dài, cán ngắn, sống dày, lưỡi mỏng, rất thích hợp trong lúc xông trận chém giết, phát huy được sở trường đặc biệt khi cận chiến. Chỉ thấy trường đao vung lên đến đâu thì đầu người lăn lông lốc, màu từ cổ họng phun vọt lên, không thể chống đỡ được. Tôn Đại MA Tử mưu đồ sát khí, đứng trong đám người liếc thấy Chiếm Thiên hầu trúng tên, bị thương đang lồm cồm trên mặt đất định đứng dậy. Gã vội vã vung đao tiến lên, đánh tan quân Thái Bình hộ vệ, toan một đao cắt đầu Chiếm Thiên hầu.
Nào ngờ, Chiếm Thiên hầu thường dẫn theo một tên thị đồng có dung mạo tuyệt đẹp. Trong đám hỗn loạn, hắn ngã ra đất giả vờ chết, nhân lúc Tôn Đại Ma Tử không phòng bị, vọt lên đâm một kiếm. Tôn Đại Ma Tử tuy giỏi võ nghệ nhưng không có nhiều kinh nghiệm trong chiến trận, lần này vì thamc ông, chỉ mong giết được Chiếm Thiên hầu mà không đề phòng gì cả, đột nhiên thấy sau lưng lạnh buốt, một mũi kiếm đã đâm xuyên qua ngực, lập tức máu vọt ra như suối, bị tên thị đồng giết chết. thương thay, “Chum vó phải vỡ nơi thành giếng; Làm tướng vong thân trước trận tiền”
Nhạn Bài Lý Tứ đúng lúc đó đang ở bên cạnh, tuy trông thấy rõ ràng, nhưng đang ở trong đám loạn quân, không thể cứu kịp. gã và Tôn Đại Ma Tử mới kết nghĩa anh em, tình như thủ túc, thấy thế nổi giận, trước mắt như phủ vầng mây đên, hét to một tiếng, vung tay lao tới. Nhạn Linh đao chém một nhát, tên thị đồng của Chiếm Thiên hầu gục xuống. Gã đá văng cái thây ra rồi tiếp tục xả đao vào Chiếm Thiên hầu.
Nào ngờ, Chiếm Thiên hầu cảu quân Thái Bình tuy bị thương nhưng vẫn hung hăng hơn người, chẳng khác nào một con thú đã bị dồn vào đường cùng. Lúc hắn ngã xuống đống xác người, trong tay vẫn nắm chặt một khẩu súng nhưng chưa vội bắn. bấy giờ, thấy có người lao đến, hắn liền nổ súng, trúng ngay đầu của Nhạn Bài Lý Tứ, lập tức máu tươi vọt ra, thân người ngã xuống, đúng thực là:” Cửa Âm phủ thêm hồn oan uổng; Chốn Dương gian vắng một thiếu niên”. Muốn biết chuyện sẽ thế nào, xem hồi sau sẽ rõ.